Các giai thoại trong chuyến đi sứ nhà Nguyên Mạc_Đĩnh_Chi

Tại cửa ải

Thử thách văn chương đầu tiên là do trời mưa nên Sứ bộ đến cửa ải Pha Lũy (nay là ải Nam Quan) bị trễ. Quan trấn ải phía Trung Quốc không chịu mở cổng thành, song vì biết danh tiếng ông, nên thử tài bằng câu đối:

Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan

Nghĩa là: Qua cửa quan trễ, cửa quan đóng, mời khách qua đường qua cửa quan.

Ông đã đáp lại:

Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối

Nghĩa là: Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin tiên sinh đối trước.

Quan giữ ải phục tài, lập tức mở cửa ải đón sứ bộ và tiếp đãi rất long trọng.

Buổi tiếp kiến đầu tiên

Khi đến Đại Đô (nay là Bắc Kinh, Trung Quốc), thấy Mạc Đĩnh Chi người thấp bé, nên người Nguyên tỏ ý khinh khi. Trong buổi tiếp kiến đầu tiên người triều Nguyên đã ra câu đối:

Nhật hoả vân yên, bạch đán thiêu tàn ngọc thố

Nghĩa là: Mặt trời là lửa, mây là khói, ban ngày thiêu cháy vừng trăng. Hàm ý là đại quốc đủ sức đốt cháy nước nhỏ.

Mạc Đĩnh Chi đã đối lại:

Nguyệt cung tinh đạn, hoàng hôn xạ lạc kim ô

Nghĩa là: Trăng là cung, sao là đạn, buổi chiều tối bắn rụng mặt trời. Hàm ý là nước nhỏ cũng có thể chống lại nước lớn trong hoàn cảnh thích hợp.

Bức tranh chim sẻ ở phủ Tể tướng

Khi Tể tướng triều Nguyên mở tiệc chiêu đãi sứ bộ Việt, ông thấy trong phủ Tể tướng có bức tranh thêu chim sẻ vàng đậu trên cành trúc rất đẹp. Đĩnh Chi kéo con chim sẻ xuống xé nát ra, người Nguyên hỏi cớ sao? Ông nói:Cổ nhân có vẽ mai và tước, chưa thấy vẽ trúc và tước (sẻ). Trúc là quân tử, tước là tiểu nhân, bức trướng thêu này là đưa tiểu nhân đặt lên trên quân tử, nên tôi vì Thánh triều mà trừ mối tệ ấy đi.[4]

Bài minh cái quạt

Khi vào chầu vua Nguyên Vũ Tông, đang cuối mùa hè oi bức, có người của Sát Hợp Đài hãn quốc dâng cái quạt, ông phụng mệnh làm bài minh vào cái quạt. Sứ thần nước Cao Ly làm xong trước, có 4 câu, 16 chữ, Mạc Đĩnh Chi trông thế bút viết, biết được bài của sứ thần Cao Ly rồi, liền theo ý mà làm phiên câu văn đi, lại dẫn thêm 3 câu ở trong truyện làm câu kết, được khen thưởng hơn, đủ biết ông có tài và nhanh lắm, người Nguyên càng thêm thán phục. Bài minh của sứ Cao Ly:

Uẩn long trùng trùng, Y Doãn, Chu Công. Vũ tuyết thê thê,Bá Di, Thúc Tề[6].

Bài của Đĩnh Chi:

Lưu Kim thước thạch thiên địa vi lô, nhĩ ư tư thời hề Y Chu cự nho; Bắc phong kỳ thê vũ tuyết tái đồ,nhĩ ư tư thời hề Di Tề ngã phu.Y,dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng,duy ngã dữ nhĩ hữu thi phù.[4][7]

Văn tế công chúa

Trong thời gian sứ bộ lưu ở Đại Đô, có một công chúa nhà Nguyên chết, sứ thần Việt Mạc Đĩnh Chi được cử đọc văn tế. Để thử tài sứ giả nước Việt, quan Bộ Lễ trao cho ông trang giấy chỉ có 4 chữ Nhất. Thật là một tình thế hết sức hiểm nghèo, nhưng rồi ông rất bình tĩnh ứng khẩu đọc:

Thanh thiên nhất đóa vân,Hồng lô nhất điểm tuyết,Thượng uyển nhất chi hoa,Dao trì nhất phiến nguyệt.Y ! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết !

Dịch nghĩa:

Một đám mây trên trời xanhMột bông tuyết trong lò lửa đỏMột nhành hoa trong vườn thượng uyểnMột vầng trăng Dao Trì Ôi ! Mây tán, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết !

Ý rằng: trên trời có một đám mây, trong lò lửa có một bông tuyết, trong vườn hoa có một nhành hoa, trong hồ nước có một mặt trăng! than ôi! mây tan hết, tuyết tan rồi, hoa tàn héo, trăng không tròn![8]

Câu đố chết người

Khi sứ bộ bái biệt vua Nguyên Vũ Tông để về nước, thì họ ra câu đố hiểm hóc:

Có một chiếc thuyền, trong đó có vua, thầy học, và cha mình (quân, sư, phụ) bơi đến giữa sông chẳng may gặp sóng lớn đắm thuyền. Khi ấy ngươi ở trên bờ ra cứu, nhưng chỉ có thể cứu được một người thôi, thế thì ngươi cứu ai?

Vào thời kỳ đó, trả lời sai sẽ bị tội phanh thây, chém đầu hoặc lưu giữ lại, dẫn đến nước Việt mất nhân tài. Nhưng ông đã trả lời:

Thần đứng trên bờ, thấy thuyền bị đắm, tất phải vội vã nhẩy xuống sông bơi ra cứu, hễ thần gặp ai trước thì thần cứu người ấy trước, bất kể người ấy là vua, thầy học hay cha mình.

Cuối cùng ông được ra về.

Đền thờ Mạc Đĩnh Chi ở quê hương